Cốt lõi của sự thông minh chính là làm được những gì người khác chưa từng làm, nghĩ được những gì người khác chưa từng nghĩ và đó là Tư duy sáng tạo.
Tuy nhiên cũng có rất nhiều người chưa hiểu rõ được điều này, đặc biệt là cha mẹ. Họ cho rằng sáng tạo với trẻ là điều không cần thiết và điều đó chỉ cần khi con đến tuổi đi làm hoặc làm những việc liên quan đến khoa học. Nhưng đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Tại sao cần tư duy sáng tạo?
Bất cứ lĩnh vực nào cũng cần có tư duy sáng tạo, trong khoa học, trong công nghê, trong nghệ thuật, trong quản lý, trong giải quyết vấn đề… Ta không thể phủ nhận những cái sẵn có, nhưng không thể khẳng định nó sẽ mang lại hiệu quả mãi mãi mà muốn nó bền lâu thì cần những “đột phá”, những bước “nhảy vọt”.
Tư duy sáng tạo có rèn luyện được không?
Harry Adler định nghĩa: “Khả năng sáng tạo là cái loé sáng vỗ nhẹ vào vùng não phải để làm bật ra những ý tưởng”. Nói như vậy có nghĩa là tuy phần nào mang tính bẩm sinh, nhưng khả năng sáng tạo vốn có trong tư duy mỗi người và hoàn toàn có thể “rèn luyện” được. Cũng chính vì thế, mục tiêu giáo dục ở các nước tiên tiến là không chỉ cung cấp kiến thức đào tạo mà tạo ra những người biết suy nghĩ sáng tạo và họ đã tạo ra cả ngành công nghiệp “Tư duy sáng tạo”.
Tất cả những khác biệt làm nên sự phát triển cho mỗi cá nhân và cả xã hội. Và từ đó Nhà tâm lý học người Anh Harry Adler có một khái niệm mới đó là Trí thông minh sáng tạo. Xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại. Trong thế kỷ 21, mỗi cá nhân đều phải chạy đua vô cùng quyết liệt để có được những vị trí nhất định trong xã hội, và để có được điều đó, cần phải có sự khác biệt, và nói cụ thể đó là sự sáng tạo.
Trẻ có cần rèn luyện tư duy sáng tạo?
Rất cần! Những người thành công là những người luôn biết tạo ra sự khác biệt, sự đột phá có hiệu quả cả trong suy nghĩ và hành động. Và nếu muốn con mình trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai, thì ngoài những kiến thức có sẵn mà con được học ở trên lớp, trong sách vở, con cần được khuyến khích để phát triển những điều mới mẻ cho riêng mình nhằm khẳng định bản thân. Rõ ràng chúng ta thấy rằng những nhân vật nổi tiếng, có tên tuổi trong bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống đều có những sản phẩm của riêng mình, khác hoàn toàn so với những lối mòn trước đó, từ khoa học công nghệ đến văn học nghệ thuật. Và không cần bàn luận xa xôi, ngay cả trong việc xử lý những tình huống thường ngày, những bài tập trên lớp cũng cần sự sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất.
Làm thế nào để giúp trẻ rèn luyện tư duy sáng tạo?
Như trên đã nói, tư duy sáng tạo hoàn toàn có thể rèn luyện được. Một cách đơn giản, đối với mỗi câu hỏi đặt ra cho trẻ, cha mẹ hãy để trẻ tự đưa ra kết quả, ý kiến, kích thích trẻ suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau trước khi kết luận trẻ đúng hay sai. Đối với mỗi công việc trong nhà, hãy đưa ra cho trẻ mục tiêu hoàn thành, không trợ giúp quá nhiều để trẻ tự tìm cách xoay sở và xử lý. Đối với bài tập, không đưa ra gợi ý theo chủ quan của cha mẹ, hãy để trẻ động não để giải quyết thế nào cho đúng và nhanh nhất. Đối với mỗi tình huống lạ lẫm trẻ gặp phải, hãy đảm bảo an toàn cho trẻ nhưng không can thiệp, hãy kích thích trẻ làm thế nào để giải quyết sự việc đang gặp phải một cách thuận lợi.
Và một phương án hiệu quả hơn nữa đó chính là cho trẻ tham gia chương trình Toán tư duy Hoa Kỳ – Mathnasium. Tại Mathnasium, mỗi học sinh sẽ sở hữu một kế hoạch học tập riêng biệt, giúp trẻ không bị áp đặt mà phát triển theo đúng khả năng của mình. Các em không học thuộc lòng các công thức mà được học cách tư duy, sáng tạo trong mỗi vấn đề. Mathnasium chú trọng đến việc dạy học sinh hiểu rõ bản chất, biết cách phân tích để tìm ra trọng tâm của vấn đề, khuyến khích trẻ trình bày các suy nghĩ của mình, dần xây dựng sự tự tin và tò mò khám phá, giúp trẻ có thể thẩm thấu và hình thành nền tảng tư duy tốt ngay từ nhỏ.